Có bầu ăn sầu riêng được không hay bà bầu ăn sầu riêng có tốt không? Đây là vấn đề mà nhiều chị em khi mang thai quan tâm tìm hiểu các loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ. Vậy hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé.
Phụ nữ khi mang thai luôn phải cẩn thận về vấn đề ăn uống. Bởi trong giai đoạn này, có người sẽ bị ốm nghén, thường bị nôn ói nhưng có một số người lại rơi vào tình trạng thèm ăn rất nhiều thứ, trong đó có quả sầu riêng. Tuy nhiên, đa số bà bầu lại không dám ăn loại trái cây này vì sợ bị tăng huyết áp, đầy hơi hoặc bé sinh ra bị đổ mồ hôi trộm… Ăn sầu riêng có tốt cho bà bầu không? Hãy xem các thành phần dinh dưỡng trong quả sầu riêng có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người nhé.
1. Giá trị dinh dưỡng của quả sầu riêng
Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới, có nhiều ở một số nước Đông Nam Á. Loại quả này thường có vào mùa hè, với mùi vị rất đặc trưng, không lẫn vào đâu được. Bên ngoài, vỏ của quả sầu riêng phủ đầy gai và phần thịt bên trong có màu vàng ruộm với một mùi hương hấp dẫn.
Bà bầu ăn sầu riêng có tốt không?
Thông thường, bên trong mỗi quả sầu riêng nặng khoảng 600g, và cứ 100g sầu riêng sẽ cung cấp khoảng 147 Kcal năng lượng. Sầu riêng là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời, bởi chỉ với 234g bạn đã hấp thụ 20% Carbohydrate cần thiết cho một ngày.
- Sầu riêng là nguồn cung cấp các loại vitamin C và B giúp ngăn ngừa lão hóa, tăng cholesterol tốt, điều hòa hệ tim mạch.
- Tryptophan trong sầu riêng được chuyển thành melatonin, một loại hoocmon kiểm soát chu kỳ ngủ của bạn. Mức melatonin càng cao thì bạn sẽ càng dễ ngủ.
- Hàm lượng chất xơ trong sầu riêng cao nên rất tốt cho quá trình tiêu hóa, loại bỏ độc tố hình thành ung thư và giúp bảo vệ màng nhầy của hệ tiêu hóa. Loại quả này cũng rất giàu các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
- Sầu riêng không chứa cholesterol và các loại chất béo có hại cho cơ thể.
- Sầu riêng giàu kali và chất điện giải giúp duy trì huyết áp. Huyết áp cao có thể dẫn đến một số biến chứng về sức khoẻ như bệnh tim, đột quỵ và suy thận.
- Sầu riêng chứa vitamin nhóm B bao gồm niacin, thiamin và riboflavin. Các thành phần này giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, riboflavin còn giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu – triệu chứng thai kỳ làm ảnh hưởng rất nhiều mẹ bầu.
- Hàm lượng canxi và các loại khoáng chất trong sầu riêng như kali, phốt pho… cũng rất tốt cho sự phát triển hệ xương và răng của thai nhi. Đồng và sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu trong cơ thể, rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp của thai nhi.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, ăn sầu riêng có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, trầm cảm, đẩy lùi cảm giác lo âu, chán nản.
2. Bà bầu ăn sầu riêng có tốt không?
Ở một số nước châu Á, sầu riêng là một loại trái cây “cấm kỵ” đối với phụ nữ mang thai vì nhiều người cho rằng tính nóng của nó có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi hay làn da của trẻ sau sinh. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Vậy có bầu ăn sầu riêng được không? Câu trả lời là phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn sầu riêng. Bởi sầu riêng mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu vì nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, sầu riêng còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, nên an toàn cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn quá nhiều sầu riêng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt. Loại trái cây này có thể gây hại sức khỏe cho những người sau:
- Bà bầu thừa cân: Sầu riêng rất giàu năng lượng, mỗi 100g cung cấp đến 144kcal. Do vậy, những mẹ bầu có dấu hiệu thừa cân hoặc tăng cân quá mức trong thai kỳ cũng nên hạn chế ăn sầu riêng.
- Bà bầu cao huyết áp: Sầu riêng có nhiều đường, tính nóng nên nếu bà bầu bị huyết áp cao cũng không nên ăn vì dễ bị tăng huyết áp, bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu.
- Bà bầu bị tiểu đường: Sầu riêng chứa lượng đường cao, có thể gây đột biến về lượng đường trong máu. Nên khi ăn nhiều sầu riêng sẽ sinh nhiệt, nóng trong người gây nổi mụn, chảy máu cam, tiểu vàng… Chính vì vậy, những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ đều được khuyến cáo nên tránh xa sầu riêng.
Tóm lại, phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn sầu riêng, nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải. Nếu mẹ bầu thèm sầu riêng thì có thể chế biến sầu riêng thành những món tráng miệng và đồ ăn nhẹ để thưởng thức. Một số món ăn với sầu riêng mẹ có thể làm thử như: bánh crepe nhân sầu riêng, kem sầu riêng, sinh tố bơ với sầu riêng, bánh ngọt nhân sầu riêng…
Bà bầu ăn sầu riêng có tốt không?
➤ Xem thêm: Sự thật về ăn chuối phơi khô có tốt không?
3. Phụ nữ đang cho con bú có thể ăn sầu riêng không?
Có nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cho rằng ăn sầu riêng có thể giúp lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho điều này. Các chuyên gia cho rằng, do sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin C, sắt, kali, carbohydrate, chất xơ, protein và canxi.
Mỗi ngày, những bà mẹ đang cho con bú có thể đốt cháy tới 500kcal. Vì vậy, nguồn dinh dưỡng từ sầu riêng sẽ rất có ích nhưng các bạn vẫn chỉ nên ăn vừa phải và nếu có bất cứ nghi ngờ gì, bạn nên hỏi bác sĩ ngay nhé.
4. Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn sầu riêng
Sầu riêng là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà mẹ bầu không nên bỏ qua trong thai kỳ. Thế nhưng, nếu các bà bầu ăn sầu riêng không đúng cách cũng gây ra một số tác hại không ngờ tới.
- Sầu riêng có tính nóng và chứa nhiều đường, vì vậy, khi ăn quá nhiều sầu riêng sẽ gây ra chứng tăng huyết áp, đầy hơi và khó tiêu ở mẹ bầu.
- Mỗi ngày các mẹ chỉ nên ăn từ 100-150 gram sầu riêng cho thực đơn tráng miệng của mình.
- Không nên ăn sầu riêng cùng một số loại gia vị như tiêu, ớt, tỏi, gừng… Vì khi kết hợp sầu riêng với những gia vị cay nóng này sẽ khiến cho tính nóng càng tăng lên và giảm hương vị đáng kể. Theo đó, khi ăn sầu riêng, mẹ bầu nên ăn cùng với các loại trái cây mát như dưa bở, bưởi… để điều hòa cơ thể.
- Không nên ăn sầu riêng sau khi uống các loại đồ uống như bia, rượu hay cơm rượu. Vì sự tương tác giữa chúng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, khiến cơ thể mệt mỏi, rất có hại cho bà bầu.
- Khi chọn mua sầu riêng, các bạn nên chọn những quả còn tươi, có cuống hoặc mới rụng, gai nở tròn và không trầy, dập, không bị nứt hở. Khi lắc thử có cảm giác bên trong lỏng, gai mềm không cứng và vỗ nghe âm trầm và có mùi thơm.
- Sầu riêng là loại trái cây thường bị ngâm thuốc hoặc tiêm thuốc kích chín. Do đó, các bà bầu cần lưu ý để chọn cho mình đúng quả sầu riêng dinh dưỡng cao có tác dụng bồi bổ tốt cho sức khỏe trong giai đoạn thai kì quan trọng. Tốt nhất, phụ nữ mang thai ăn sầu riêng nên mua ở những địa chỉ uy tín, tránh mua phải những quả bị ép chín bằng cách phun thuốc.
Trên đây bài viết đã chia sẻ những lợi ích sức khỏe mà trái sầu riêng mang lại, hy vọng sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho nỗi băn khoăn: có bầu ăn sầu riêng được không hay bà bầu ăn sầu riêng có tốt không.
Tổng hợp