Kỹ thuật nuôi chim bồ câu đạt năng suất kinh tế cao

  • Hoài Linh
  • 26/07/2018
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Kỹ thuật nuôi chim bồ câu đạt năng suất kinh tế cao
  • Tin tức

Chim bồ câu từ xa xưa đã được biết đến là một nguồn thực phẩm dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe con người nên đã trờ thành những món ăn được nhiều gia đình tin dùng. Ngày nay nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên chính vì vậy đây sẽ là hội cho bất kỳ ai có ý định kiếm thêm từ việc nuôi chim bồ câu. Nói thì dễ, nhưng liệu nuôi chim bồ câu có dễ dàng như vẫn nghĩ đó là “một vốn bốn lời”. Cùng tìm hiểu mô hình và kỹ thuật nuôi chim bồ câu đạt năng suất kinh tế cao cho bất kỳ ai muốn thử sức kinh doanh  nhé!

Để việc lựa chăn nuôi bồ câu hiệu quả cần phải chú ý đến rất nhiều các yếu tố khác nhau, nhưng quan trọng là phải có kỹ thuật và mô hình chặt chẽ liên kết giữa các yếu tố.

Lựa chọn giống vật nuôi

Với bất kỳ loại vật nuôi nào cũng đều quan trọng trong quá trình lựa chọn con giống, đối với chim bồ câu cần lựa chọn giống chim khỏe mạnh, lông có độ mượt cao, hoạt động di chuyển nhanh nhẹn, độ tuổi của chim bồ câu giống có tuổi từ 4 đến 6 tháng tuổi là tốt nhất. Thời gian sinh nở của chim bồ câu sẽ giảm dần sau 3 năm nên trong khoảng thời gian đó nên đổi lại giống một lần.

Mô hình chuồng cho chim bồ câu

Chuồng: Khác với chuồng gà hay lợn, đối với tổ của chim bồ câu cần phải thông thoáng, đủ ánh sáng, khô ráo và sạch sẽ. Tuy nhiên để tránh trứng hỏng ngoài yếu tố thông thoáng, đủ ánh sáng cần phải được quây kín tránh gió tạt mưa lùa vào tổ. Mỗi lồng chim có kích thước khoảng 5 đến 10m, chia ra làm nhiều ngăn mỗi ngăn chỉ cho 1 đến 2 con chim bồ câu là đủ.

Tổ đẻ: đây là chỗ cho chim bồ câu sinh sản và ấp trứng, dựa vào đặc thù của loài chim bồ câu là vừa đẻ trứng vừa trong quá quá trình nuôi con nên tổ đẻ và tổ nuôi cần phải thiết kế khác nhau. Phổ biến nhất là dạng thiết kế tổ đẻ nằm ở trên tổ nuôi con ở dưới. Cả hai ổ đều được lót rơm êm ai, sạch sẽ kịch thước khoảng 25cm và cao khoảng 8cm.

Máng thức ăn: bồ câu là loài động vật khá kén chọn trong thức ăn từ đó cũng cần phải thiết kế máng thức ăn phù hợp, chiều cao vừa phải có độ dài phù hợp với tổ đó la tầm 15cm chiều dài và rộng khoảng 6cm. Máng thức ăn cần phải sạch sẽ, không được để quá nhiều thức ăn hoặc cám vừa là tiết kiệm chi phí vừa tránh dây bẩn sang máng ước hoặc dây ra tổ. Máng có thể lựa chọn chất liệu là ống tre hoặc tái sử dụng những trai nước.

Máng nước: tương tự như máng thức ăn, có thể tận dụng những trai nước bỏ đi, thay nước đều độ mỗi ngày để đảm bảo mức độ sạch sẽ và pha thêm các vitamin cũng như kháng sinh để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho chim bồ câu.

Thức ăn cho chim bồ câu

Nhìn chung thì chim bồ câu thường được cho ăn những loại thức ăn như ngô, gạo, các loại hạt, tuy nhiên gạo được chiếm đến tận 75%, còn lại có thể là các loại hạt đậu, ngô. Tốt nhất hãy tạo cho chim bồ câu theo thói quen ăn đúng giờ, ăn 2 lần trong một ngày thường vào lúc sáng sớm từ tầm 6 đến 7 giờ cà chiều từ 14h đến 15h.

Với quy trình và kỹ thuật nuôi chim bồ câu trên hi vọng sẽ có ích cho tất cả những ai có ý định khởi nghiệp kinh doanh tăng thu nhập từ việc nuôi chim bồ câu. Với sự phát triển kinh tế hiện nay thì đây hoàn toàn là sự lựa chọn “một vốn bốn lời” cho người biết chớp thời cơ.

5/5 - (1 bình chọn)