Sự việc gian lận trong thi cử những ngày vừa qua tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đã để lại những hậu quả vô cùng to lớn. Gây bức xúc và giảm niềm tin vào ngành giáo dục.
Sự việc gây ồn ào và phẫn nộ trong dư luận tại Hà Giang, Sơn La và Lạng Sơn, những người liên quan đã bị khởi tố thậm chí bắt giam thế nhưng những gì để lại thì khó có thể lấy lại niềm tin của các thí sinh và phụ huynh. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đây cũng là thời kỳ để chuyển đổi từ giáo dục đại học tinh hoa sang giáo dục đại học đại chúng. Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới và những khu vực lân cận để đáp ứng một nguồn nhân lực góp phần cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Theo thống kê hiện nay, số lượng các trường Đại học trên cả nước đã tăng nhanh đáng kể. Chất lượng đào tạo không được đảm bảo vậy việc tuyển sinh để cho đủ số lượng thì các trường có đang đi đúng hướng của mình. Trước năm 2002 đã ra đời phương thức tuyển sinh 3 chung ( chung đợt thi, chung đề thi, chung kết quả để xét tuyển). Kỳ thi 2 trong 1 như hiện nay có lẽ được xem là một công cuộc cải cách mới mẻ cho ngành giáo dục thế nhưng nó lại tồn tại những bất cập mà không thể ngờ tới. Điều đáng nói ở đây rằng liệu gian lận thi cử có phải do thí sinh hay là do phía phu huynh và những người góp phần lên công cuộc sửa điểm thi như ở : Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La …
Việc dùng chung kết quả cũng thấy khá rõ sự phân hóa cấp độ của các thí sinh. Đặc biệt đối với kết quả điểm thi năm nay, bức tranh cũng như phổ điểm về kết quả thi đã góp phần xét tuyển thuận lợi cho tất cả các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước. Dù cánh cửa đại học có rộng mở đến thế nào thì cứ như tình trạng hiện nay sẽ có nhiều trường cũng không đủ chỉ tiêu tuyển sinh mặc dù đã dùng các chiêu trò để thu hút thí sinh như: Hạ điểm sàn đến cạn đáy, xét tuyển bằng học bạ … Nhập bất cập vừa nói trên đã góp phần không nhỏ cho sự thay đổi liên tục tại các khâu của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Mặc dù đã có sự thống nhất trong những vấn đề cốt lõi thì việc tổ chức thi, đề thi, chấm thi, xét tuyển cũng vướng những bất cập. Trong tất cả các khâu thì các trường Đại học vẫn đóng vai trò chủ trì ở những năm đầu cho đến khi chuyển giao hoàn toàn cho các sở Giáo dục và đào tạo tại các địa phương. Các chuyên gia về giáo dục cho rằng ngay ở khâu giao đề thi đã có sự khập khiễng năm dễ năm khó dẫn đến tình trạng chênh lệch điểm số nhiều giữa các năm là như vậy?
Kỳ thi mang tính quốc gia cần phải được giải cứu: Việc xử lý nhanh chóng các sai phạm tại Hà Giang và các tỉnh khác thế nhưng dư luận vẫn chưa có thể đặt niềm tin tuyệt đối vào Bộ giáo dục và đào tạo. Các phụ huynh và thí sinh không thể yên tâm về kết quả của kỳ thi. Các trường Đại học cần phải tự biết cách để bảo vệ mình để có thể đưa ra những phương thức tuyển sinh cũng như phương thức xét tuyển một cách hợp lý nhất. Trong bối cảnh nền giáo dục hiện nay thì không nhất thiết có những trường tuyển sinh mạnh hoặc những trường không có biến động gì về điểm số. Ý kiến các chuyên gia của joy.edu.vn cho rằng, các trường đại học lớn nên tự đứng ra để tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực cũng như xét tuyển các thí sinh. Để xứng đáng với 12 năm đèn sách cũng như quyết định tương lai của thí sinh dễ dàng hơn.