Hiện nay, phụ huynh thường tạo áp lực cho con em mình bằng những con số và kết quả học tập. Chính vì thế các em phải học tập trong một thời gian dài cùng một lượng bài khổng lồ đã khiến các em không hạnh phúc.
Áp lực trong học tập không chỉ là điểm số
Thành tích là cái huy hiệu mà đứa trẻ nào cũng mong muốn có được như là để khoe và cũng là để nhắc nhở con em mình mỗi ngày đến trường. Từ khi học mẫu giáo là những phiếu bé ngoan, lớn lên thì là những ngày tháng phải mang được điểm 9,10 về cho bố mẹ. Hình ảnh những con số điểm 10 chính là món quà vô cùng ý nghĩa mà các em tặng mẹ, tặng cha nhân ngày kỷ niệm dường như đã đi vào bài văn của thế hệ mầm mon tương lai. Khi lớn hơn tý nữa các em phải lo chuyện ôn luyện cũng như thi cử sao cho để có điểm cao cũng như được vào các trường đại học có tiếng. Những áp lực về học tập không chỉ là điểm số, phía sau những con số đó lại là cuộc chiến tâm lý mà những trẻ nhỏ phải cố gắng chiến đấu cho bằng được.
Những điểm số để thỏa mãn sự kỳ vọng của cha mẹ của các bậc thầy cô. Sau mỗi kỳ học phụ huynh sẽ được mát mặt khi đi họp … Cứ thế trong bao năm nay trẻ nhỏ đã tự động nghĩ rằng việc kiếm điểm cho cha mẹ kiếm điểm để bằng bạn hơn bạn, hoặc so sánh những con số ngang nhau hay thấp hơn … Thành ra việc học và điểm số nó mất đi ý nghĩa của nó mà thay vào đó chỉ để thõa mãn được cái sĩ diện hão của cha mẹ.
Có vẻ như cái guồng quay áp lực hiện tại như là một thói quen, những đứa trẻ đang phải đeo một túi đá trên vai nhưng nó vẫn vác theo dù không vui vẻ. Chính vì đó, dù áp lực từ bố mẹ hay xã hội thì đứa trẻ hãy là người làm chủ chính nó. Thay vào đó đòi hỏi phụ huynh và nhà trường những người đã vốn quen với việc tạo áp lực cho con em họ thì chính những đứa trẻ hãy tự giúp chính mình để bản thân có được sự cân bằng về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất. Nhất là những áp lực từ các cuộc thi mang tính quyết định như: Thi THPT và thi Đại học… Một em đã dám đối mặt với bố mẹ và nói ra rằng: “Đừng khiến con phải thêm áp lực nữa bởi con cũng đang cảm thấy áp lực rồi, con cũng đang lo sợ…
Chính vì thế bố mẹ hãy tin tưởng con vì con cũng đang rất cố gắng.…” Thay vì liên tục đâm đầu vào học thì hãy bỏ ra vài phút để tự thư giãn bằng các hoạt động mà các em yêu thích, từ đó sẽ tạo sự cân bằng giữa một bên là phải chiến đấu với áp lực nhưng lại có thời gian để hạnh phúc. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng mạnh mẽ để có thể tự cân bằng cho mình bởi các em vẫn cần sự hỗ trợ cũng như sự tin tưởng và ủng hộ từ phía gia đình. Phụ huynh cũng như nhà trường cần giảm áp lực học tập cho trẻ và thậm chí hãy gỡ bỏ gánh nặng đó khỏi vai các em. Chính vì thế gia đình phải là người hỗ trợ để làm sao cho trẻ tự đặt áp lực cho chính mình để phù hợp với năng lực cũng như ý thích của của em. Những áp lực này sẽ tạo động lực để các em phát triển đồng thời có thể tự làm chủ áp lực của mình mà không phải lo lắng điều gì … Đó cũng chính là những tin tức mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn hy vọng sẽ hữu ích trong các dạy con nên người của các bậc phụ huynh.