Zimbabwe – bon chen vì tiền mặt để tồn tại

  • Hoài Linh
  • 30/07/2018
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Zimbabwe – bon chen vì tiền mặt để tồn tại
  • Tin tức

Sự thiếu hụt tiền mặt nghiệm trọng cho thấy sự tuyệt vọng của nền Kinh thế Zimbabwe. Các ngân hàng giới hạn số tiền có thể được rút ra, thị trường chợ đen đã trở thành nơi giao dịch cho nhiều người. Người dân có thể thanh toán bằng thẻ nhưng mất thêm phí và không phải tất cả các nhà cung cấp và cửa hàng đều chấp nhận giao dịch qua thẻ. Zimbabwe đang hy vọng rằng mọi thứ sẽ được cải thiện sau cuộc bầu cử vào tuần tới. Đây là lần bầu cử đầu tiên kể từ khi Robert Mugabe bị buộc phải từ chức tổng thống hồi tháng 11 năm ngoái, sau 37 năm cầm quyền.
Với tình hình trên người dân làm sao để tồn tại? Bốn người ở thủ đô Harare, đã chia sẻ cách họ sống sót qua ngày. Hai trong số họ yêu cầu được giấu tên.

Một y tá, 38 tuổi: Cô đã làm việc trong ngành y tế được chín năm, được trả 300$/tháng, điều tồi tệ nhất là với tình hình tiền tệ ở Zimbabwe cô không thể rút được lương khi cần sử dụng đến nó. Cô thấy như đi làm không công. Cô đã mở tài khoản với 2 ngân hàng, một ngân hàng giới hạn chỉ rút 20$/tuần, ngân hàng còn lại chỉ rút 40$/tuần, cô sử dụng cả hai ngân hàng cùng một lúc để rút số tiền cần trong tuần. Cô ấy cũng dành hàng giờ trong ngân hàng để chờ đến lượt rút tiền nhưng không thể đảm bảo là sẽ nhận được tiền. Việc dành quá nhiều thời gian để tìm kiếm tiền mặt đang ảnh hưởng đến công việc của cô. Đôi khi cô không thể mua thức ăn cho cả nhà vì không có tiền mặt. Trong tình huống đó cô phải đi đổi tiền mặt ở chợ đen và điều này làm cô mất thêm tiền. Nếu mua hàng bằng thẻ buộc phải mua trong siêu thị với giá đắt và sẽ nhận được ít thức ăn hơn. Cô không biết tương lai có thay đổi hay không nhưng thật là sai trái khi đi làm mà không thể lấy lương, điều này thật là không công bằng và giống như lừa đảo.

Người đổi tiền. 25 tuổi: Cậu ấy đã làm trong ngành kinh doanh xe hơi được vài năm nhưng giá cả luôn thay đổi và thỉnh thoảng thị trường xuống dốc, điều này đã dẫn cậu đến nghề đổi tiền. Mọi người nghĩ rằng việc đổi tiền là một việc kinh doanh vô luật pháp, nhưng nó thực sự có rất nhiều quy tắc không chính thức. Tiền kiếm được là từ hoa hồng và thị trường Có rất nhiều sự cạnh tranh, 400$/tháng (hơn việc kinh doanh trước đó) là số tiền cậu kiếm được. Fifth Street là một trong những khu vực chính của cậu, tại đây các giao dịch được thực hiên có thể lên đến 1 triệu đô và không giới hạn số lượng tiền khách hàng có thể đổi. WhatsApp và Facebook là các công cụ hỗ trợ hiệu quả trong công việc. Mặc dù giao dịch tiền như vậy là không được phép nhưng cậu có thể mua chuộc cảnh sát bằng tiền vì họ cũng là những người tuyệt vọng vì tiền. Giữa những người đổi tiền cũng cho nhau vay tiền nếu khi có giao dịch lớn. Sống sót ở đây là sự bon chen hàng ngày. Cậu biết công việc này không thể tồn tại mãi, cậu mong có sự thay đổi để có tương lai tốt hơn.

Người bán hàng rong, Barbara Choto, 35 tuổi: Sống cách thủ đô 20km, cô bán rau ở Harare, đây là nguồn thu nhập chính của cô. Đây cũng không phải công việc cô mong muốn nhưng cô không thể tìm được công việc khác. Khi giá tiếp tục tăng cô đã kiếm được ít tiền hơn, trước đây cô có thể kiếm 150$/tháng, giờ cô chỉ kiếm được 75$/tháng. Nhiều khách hàng và nhà cung cấp không sử dụng tiền mặt cô bắt đầu giao dịch qua Ecocash – một hệ thống thanh toán tiền điện thoại di động nhưng Ecocash sẽ lấy một phần từ mọi giao dịch. Một số khách hàng chỉ sử dụng tiền mặt bắt buộc cô bắt buộc đến chợ đen để đổi từ Ecocash lấy tiền mặt mà tiền giao dịch ở chợ đen không đáng tin cậy. Đôi khi cô chỉ nhận được một nửa giấ trị của số tiền đã nạp vào. Cô là mẹ đơn thân với 5 đứa con, 3 đứa vẫn còn đi học vì vậy số tiền cô kiếm được đểu để trả phí cho các con đi học vì cô muốn chúng có một nghề nghiệp tốt hơn.

Người tìm việc, Mathias Mpangi, 32: Anh không có việc làm mặc dù đã cố gắng tìm kiếm và kiếm sống bằng bất cứ thứ gì nhận được từ công việc tay chân không thường xuyên. Anh không thể biết được sẽ nhận được bao nhiêu tiền mỗi ngày nếu có việc. Cuộc sống mỗi ngày với nhanh là sự tồn tại, hầu hết các ngày đều khó khăn. Nhiều người mất việc như giáo viên cũng sang các nước láng giềng để làm vườn để có thu nhập chăm lo cho gia đình. Ngay khi cuộc khủng hoảng xảy ra anh dự định rời đi nhưng anh muốn có sự thay đổi và anh không buộc phải xa con cái của mình. Anh không thể tưởng tượng được rằng sẽ thất nghiệp ở tuổi 32. Anh hy vọng rằng sau cuộc bầu cử, các doanh nghiệp lớn sẽ quay trở lại để Zimbabwe có thể quay trở lại đúng hướng.

Rate this post