Kẽm là một loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lợi ích của kẽm cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
1. Lợi ích của kẽm đối với cơ thể
Kẽm là dưỡng chất rất cần thiết đối với cơ thể. Mặc dù cơ thể cần một lượng kẽm nhỏ mỗi ngày nhưng nếu bị thiếu hụt dưỡng chất này sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số lợi ích của kẽm với cơ thể con người như sau:
- Thúc đẩy hệ miễn dịch: Kẽm giúp củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, do đó, nếu cơ thể thiếu kẽm cũng kéo theo hệ miễn dịch giảm, dễ bị bệnh và những vết thương sẽ lâu lành hơn.
- Giúp tổng hợp protein: Cơ thể dùng kẽm để tạo nên protein, điều này có nghĩa rằng kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và xây dựng khối lượng cơ nạc. Nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ gây nên hiện tượng chán ăn hoặc sụt cân.
- Kẽm rất tốt cho phụ nữ mang thai: Kẽm là một dưỡng chất rất quan trọng đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là đối với sự phát triển của thai nhi. Thiếu hụt kẽm ở mẹ bầu sẽ có thể dẫn tới hiện tượng sinh non, con nhẹ cân hoặc có những bất thường ở thai nhi…
- Giúp cơ bắp mạnh mẽ: Nguyên tố này thường được sử dụng để phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện và giúp bạn có cơ bắp mạnh mẽ. Kẽm cũng hỗ trợ cơ bắp khi mệt mỏi, giúp bạn có thể làm việc theo đúng tiềm năng của mình.
- Giúp xương khỏe mạnh hơn: Kẽm còn có khả năng ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
- Giúp làn da khỏe mạnh: Kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá do kẽm có khả năng điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, kẽm còn giúp sản xuất collagen và chất này mang lại cho bạn làn da dẻo dai, mịn màng.
- Giúp cải thiện tâm trạng: Việc bổ sung kẽm hàng ngày cũng có tác dụng cải thiện tâm trạng của bạn, đặc biệt là đối với phụ nữ. Thậm chí đó còn là phương pháp thuốc điều trị hiệu quả bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
Những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm
2. Những thực phẩm chứa nhiều kẽm
Để ngăn ngừa thiếu hụt kẽm bạn cần bổ sung những thức ăn giàu kẽm trong những bữa ăn hàng ngày. Tham khảo ngay những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm dưới đây.
Hàu
Hàu là nguồn bổ sung kẽm dồi dào, trong mỗi 100gr hàu tươi chứa đến 47.8mg kẽm. Nếu được bóc vỏ và xay nhuyễn thành bột, hàu có thể mang lại nhiều kẽm hơn con số này. Do đó, hàu chính là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất.
Củ cải
Củ cải trắng được biết đến là nguồn cung cấp khoáng chất kẽm khá dồi dào. Trong 100gr củ cải trắng có chứa khoảng 0.2mg kẽm. Bên cạnh đó, củ cải trắng còn bổ sung vitamin B cho cơ thể. Vì vậy, củ cải được xem là một trong những thực phẩm chứa nhiều kẽm và vitamin B mà bạn cần cung cấp cho cơ thể thường xuyên.
Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào và dễ tìm thấy nhất. Ngoài chất đạm, trong khoảng 100gr lòng đỏ trứng gà còn chứa đến 3.7mg hàm lượng kẽm. Do đó, ăn trứng gà không chỉ đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể mà còn giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh một cách toàn diện. Tuy nhiên vì lượng cholesterol trong trứng khá cao nên mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 1-2 quả trứng.
Ngũ cốc
Những loại ngũ cốc nguyên hạt chính là các thực phẩm chứa nhiều kẽm mà bạn dễ dàng tìm thấy. Cứ mỗi 100g ngũ cốc sẽ cung cấp tới 52mg kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên, ngũ cốc cũng có chứa thành phần phytates có thể gây cản trở sự hấp thụ lượng kẽm trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng những loại ngũ cốc có hàm lượng đường cao để tránh làm mất đi tác dụng của kẽm đối với cơ thể.
Thịt
Thịt chính là thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất. Một số loại thịt chứa hàm lượng kẽm cao như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt cừu, thịt gà tây.
Trong 100g thịt bò cung cấp 12,3 mg kẽm và trong 100g thịt lợn nạc cung cấp 5mg kẽm. Bên cạnh đó, trong 100g thịt gà có chứa đến 1.50mg kẽm giúp làm giảm nguy cơ trầm cảm, tăng cường sức khỏe tim mạch…Tuy nhiên, trong thịt còn chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao vì vậy bạn nên kiểm soát lượng thịt cần thiết trong mỗi bữa ăn của mình.
Những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm
➤ Xem thêm: Ăn măng có tốt không? Những trường hợp nên hạn chế ăn măng
Bơ
Quả bơ là loại trái cây có rất nhiều chất bổ dưỡng cho các lứa tuổi khác nhau. Trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất, trong đó có kẽm. Trong 100gr thịt quả bơ có đến 0.64mg kẽm. Như vậy, nếu bạn ăn 1 trái bơ khoảng 200gr thì cơ thể sẽ được hấp thu khoảng 1.2 mg kẽm.
Tôm cua
Tôm cua không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn là những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể chế biến loại hải sản này bằng cách luộc hoặc hấp. Theo chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), trong 85g cua sẽ đem lại khoảng 3 – 6mg kẽm. Con số này đối với các loại tôm hùm là 1,39 – 3,4mg.
Các loại hạt
Ăn các loại hạt cũng giúp bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể. Cụ thể, trong hạt bí rang có thể đem lại 2,17 mg kẽm/85 gram. Con số này là 2,9 mg đối với hạt vừng. Hơn nữa, theo các chuyên gia, tiêu thụ 2-4 thìa canh hạt lanh mỗi ngày có thể bổ sung 0,9-1,8 mg kẽm. Các bạn có thể thêm chúng vào ngũ cốc uống buổi sáng, sữa chua hoặc cháo bột yến mạch.
Rau chân vịt
Rau chân vịt là một loại thực phẩm giúp bổ sung kẽm mã bạn không thể bỏ qua trong chế độ ăn hàng ngày của mình, bởi chúng cung cấp rất nhiều kẽm cho cơ thể. Một khẩu phần rau chân vịt nấu chín cung cấp 1,4 mg kẽm cho bạn.
Các loại rau củ
Nếu bạn đang thắc mắc thực phẩm nào chứa nhiều kẽm thì đừng bỏ qua các loại rau củ như đậu nành, đậu hà lan, đậu lina… Trong đậu nành chứa khoảng 9mg kẽm, đậu hà lan và đậu lina chứa khoảng 2mg kẽm. Ngô cung cấp khoảng 0,7 mg kẽm; khoai tây và bí ngô cung cấp 0.6 mg kẽm trong mỗi khẩu phần ăn.
Mầm lúa mì
Mầm lúa mì cũng là một loại thực phẩm giàu kẽm. Cứ 100mg cung cấp 17mg kẽm cho cơ thể mỗi ngày. Do đó, bạn hãy bổ sung mầm lúa mì vào bữa ăn của mình bằng việc thêm vào các loại bánh hoặc thêm vào món salad.
Hạnh nhân
Hạnh nhân là nguyên liệu thường được dùng làm các loại bánh quy. Và loại hạt này cũng là thực phẩm giàu kẽm và vitamin B, cung cấp tới 1,6 mg kẽm trong mỗi 28 gram. Nhiều người còn chế biến hạnh nhân bằng cách giã nhỏ rồi cho vào món salad và cà ri.
Tổng hợp